Tìm hiểu về chứng mất ngủ – Hiện nay, tỷ lệ người bị mất ngủ kéo dài ngày một tăng cao. Nếu không cải thiện tình trạng mất ngủ liên tục có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe cũng như cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Vậy, mất ngủ là gì? Và những người nào dễ bị mất ngủ?
Mất ngủ là gì?
Mất ngủ là một dạng rối loạn giấc ngủ bao gồm các vấn đề về giấc ngủ có thể kể đến như mất ngủ, ngủ nhiều, ngủ không sâu giấc, khó đi vào giấc ngủ, thức dậy quá sớm và không thể quay lại giấc ngủ và vẫn có thể cảm thấy mệt mỏi khi thức dậy. Nếu không được cải thiện kịp thời, đúng cách thì tình trạng rối loạn giấc ngủ có thể gây ra tình trạng mệt mỏi, khó chịu và ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất làm việc và chất lượng cuộc sống.
Các đối tượng dễ bị mất ngủ
Ai cũng có thể bị mất ngủ, tuy nhiên đối tượng có thể dễ bị mất ngủ hơn là những người như:
– Người cao tuổi: Những người trong độ tuổi từ 60-65 tuổi dễ bị mất ngủ hơn do những thay đổi của cơ thể liên quan đến lão hóa và còn dễ mắc nhiều bệnh lý hay phải sử dụng thuốc gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
– Người đang mắc các bệnh lý: Mất ngủ có thể xảy ra với người mắc các bệnh mạn tính và các cơn đau liên quan bệnh lý. Bệnh lý dễ dẫn đến mất ngủ bao gồm: bệnh tiểu đường, viêm khớp, mất trí nhớ, Parkinson, đau cơ xơ hóa, trào ngược đường tiêu hóa,…
– Phụ nữ: Nhóm đối tượng này có nguy cơ mắc bệnh mất ngủ cao hơn so với nam giới do các vấn đề như chu kỳ kinh nguyệt, thai kỳ, rối loạn nội tiết tố,…
– Người đang gặp các yếu tố tâm lý: Những người bị căng thẳng, áp lực, gặp nhiều vấn đề trong cuộc sống cũng có xu hướng khó ngủ, mất ngủ.
– Người làm ca đêm hay thay đổi múi giờ: Những người phải thường xuyên làm ca đêm, giờ ngủ không cố định hoặc những người đi du lịch, du học ở một quốc gia khác trái múi giờ cũng dễ bị mất ngủ hơn.
– Người có lối sống thiếu khoa học: Một số thói quen như hút thuốc lá, uống rượu bia, ít vận động, ăn uống thiếu chất dinh dưỡng,… đều là các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc chứng mất ngủ.